Giữ chân bác sĩ giỏi ở bệnh viện tư: Thu nhập có là yếu tố quyết định?
Sáng sớm 5.1, đỉnh Fansipan lại một lần nữa xuất hiện băng giá, đánh dấu ngày thứ 6 liên tiếp diễn ra hiện tượng này.Theo một nhân viên khu du lịch Sun World Fansipan Legend, sự xuất hiện của băng kéo dài suốt nhiều ngày liên tục trên đỉnh Fansipan là điều khá hiếm. Nhiệt độ tại khu vực trong ngày dao động từ 0 đến 8 độ C, không khí lạnh nhưng không làm giảm sức hấp dẫn của Fansipan đối với du khách.Mặc dù ban ngày nhiệt độ có tăng nhẹ, nhưng vẫn duy trì ở mức xấp xỉ 0 độ C. Cùng với ánh nắng, cảnh vật tại đây càng trở nên long lanh. Du khách tham quan Fansipan mùa này dễ dàng bắt gặp những biển mây trắng bồng bềnh phủ kín thung lũng. Đây là hiện tượng khá phổ biến tại Fansipan trong mùa đông, kéo dài đến hết tháng 4.Đỉnh Fansipan với độ cao 3.147 mét, thường là nơi đón tuyết đầu tiên tại Việt Nam. Những năm qua, có những dịp tuyết rơi dày, bao phủ cả đỉnh núi và quần thể tâm linh Fansipan trong một lớp tuyết trắng tinh khôi, mang đến một vẻ đẹp siêu tưởng, hút hồn du khách từ khắp nơi.Cảnh tượng này không chỉ ghi dấu ấn, mà còn là nguồn cảm hứng bất tận cho những nhiếp ảnh gia và du khách ưa thích khám phá.Trường THPT đầu tiên của TP.HCM công bố số thí sinh đăng ký dự thi lớp 10
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
Hàng ngàn người thưởng thức ẩm thực quê trên cánh đồng An Nhứt
Theo kế hoạch, phương án bổ cập nước từ hồ Tây về sông Tô Lịch sẽ bắt đầu vào tháng 9.2025. Hà Nội đang triển khai dự án cải thiện môi trường sống, hệ sinh thái tự nhiên và điều kiện vệ sinh tại các khu đô thị trung tâm của lưu vực sông Tô Lịch, tả ngạn sông Nhuệ và lưu vực sông Lừ bằng đầu tư phát triển hệ thống thoát nước để thu gom và xử lý lượng nước thải do hoạt động của con người sinh ra nhằm nâng cao khả năng phát triển bền vững cho thủ đô.
Có thể kể đến tiểu thuyết 25 độ âm của tác giả Thảo Trang chạm mốc 10.000 bản sau thời gian ngắn ra mắt, và là tác phẩm hiếm hoi làm được điều này suốt một năm qua. Tiểu thuyết Tổng đài kể chuyện lúc 0 giờ mang màu sắc kinh dị của tác giả mạng Emma Hạ My bán được hơn 800 bản chỉ riêng trên một trang thương mại điện tử sau một ngày phát hành. Một tác phẩm khác cũng cần kể đến là Lớp có tang sự không cần điểm danh (Doo Vandenis) tái bản chỉ sau 15 ngày phát hành, và sau 2 tháng đã tái bản đến lần thứ 3.Thành tích nói trên cũng được tiếp nối với Tắt đèn nghe chuyện cõi âm của Diệp Lâm Khánh, tái bản chỉ sau 1 ngày. Trong năm 2024, tác giả này còn cho ra Món quà đến từ cõi chết có doanh số rất đáng khích lệ. Những cây viết giải trí khác nhận được sự chú ý trong năm qua là Giai Du (Kiện trời), Thục Linh (Rừng than khóc)…Ngoài ra, dòng sách hư cấu dựa trên các nhân vật, sự kiện lịch sử cũng tạo được làn sóng yêu thích, có thể kể đến Như Sơ của Việt Chi hay Trăng tan đáy nước của Hoàng Yến… Hướng khai thác tính chất dân gian - truyền thống cũng được chú ý trong Cái áo duyên (Vân Võ), Giếng độc (Tống Ngọc), Nghiệp chướng (Trường Lê)…Chia sẻ với Thanh Niên về trào lưu này, nhà văn Đức Anh, đồng sáng lập thương hiệu Linh Lan Books - nơi có nhiều tác phẩm tạo nên hiện tượng trong năm qua, cho biết: "Trào lưu tìm về lịch sử, văn hóa dân gian đang rất mạnh mẽ trong nhiều năm gần đây. Độc giả thanh thiếu niên cần một diễn ngôn mới để thay thế không gian cũ của họ - không gian đậm đặc văn hóa giải trí nước ngoài. Không chỉ xuất bản mà phim ảnh, truyền thông trong những năm qua đều đẩy cao yếu tố bản địa".Nhà văn Đức Anh nhận xét: "Có thể nói tác giả trẻ VN rất biết cách chăm sóc độc giả, tìm "ngách" sáng tạo phù hợp với mình và có nhiệt huyết rất lớn. Có những người đã thành công ở các kênh truyền thông, cũng có những người lặng lẽ, nhưng tựu trung đều đã tìm được "điểm chạm" với độc giả qua sử dụng các nét văn hóa VN trong sự viết. Bản thân họ đã truyền cảm hứng cho lĩnh vực xuất bản rất nhiều".Có những người đã thành công ở các kênh truyền thông, cũng có những người lặng lẽ, nhưng tựu trung đều đã tìm được "điểm chạm" với độc giả qua sử dụng các nét văn hóa VN trong sự viết. Bản thân họ đã truyền cảm hứng cho lĩnh vực xuất bản rất nhiều.Trong vài năm qua, Thảo Trang luôn là cái tên quen mặt với các bạn trẻ. Cô hài hước cho biết với tần suất xuất hiện liên tục, đã không ít lần có người hoài nghi cô chỉ là đồng tác giả hoặc có ghostwriter (người viết chính giấu mặt). Tuy vậy, Thảo Trang cho biết: "Tôi không có ai viết phụ và cũng không thích thú mấy với việc lập nhóm viết. Lý do cho việc có nhiều tác phẩm được tung ra liên tục là vì tôi đã có quá trình chuẩn bị cực kỳ lâu dài. Khi không bận bịu các công việc khác, tôi luôn dành thời gian đến nhiều nơi, gặp gỡ và phỏng vấn rất nhiều người để chuẩn bị các tập tài liệu phục vụ cho viết lách".Nhiều tác giả trẻ đã gầy dựng được thương hiệu cá nhân, tự mình sở hữu lượng độc giả nhất định. Chẳng hạn Emma Hạ My trước khi ra mắt tác phẩm chính thức đã có một fanpage ghi lại những câu chuyện để tương tác với độc giả. Thảo Trang cũng từng đăng tải những chương truyện để độc giả của mình đọc trước khi được in thành sách... Với sự phát triển của nhiều kênh giao tiếp, con đường tương tác gần gũi với độc giả hiện cũng dễ dàng hơn bao giờ hết. Đó là lý do khiến đa số những cây bút này đều sở hữu lượng độc giả riêng biệt, khi sách ra mắt luôn được sự ủng hộ rất lớn.Cuối cùng, việc cộng hưởng từ các tác phẩm phái sinh, chuyển thể cũng là một lý do khác. Trong vài năm qua, dòng phim kinh dị, linh dị tạo được tiếng vang lớn, bao gồm nhiều tác phẩm mà kịch bản gốc là các tác phẩm văn học. Có thể kể đến những cây viết như Thảo Trang (Tết ở làng địa ngục, Kẻ ăn hồn), Thục Linh (Khế ước bán dâu), Phan Cuồng (Lý triều dị truyện)… đã và đang thực hiện chuyển thể. Chính điều này giúp sách của họ được chú ý, tạo ra thêm đời sống mới từ khi ra mắt. Và ngược lại, điều này cũng góp phần quảng bá tên tuổi của họ đến với độc giả mới.Nói về xu hướng trong những năm tới, nhà văn Đức Anh cho biết: "Trào lưu luôn có tính nhất thời, nhưng tôi nghĩ văn học giải trí VN vẫn sẽ đi tiếp con đường đã vững vàng của mình. Còn rất nhiều đề tài cần được nhìn nhận: những nhân vật lặng lẽ bên lề lịch sử, khoảng cách thế hệ, sự biến mất của nhiều giá trị cũ, văn minh vật chất của người Việt… Dần dần, bạn đọc cũng có nhu cầu thẩm mỹ khác, đòi hỏi tác giả phải dám tạo dựng một tinh thần riêng. Trong văn chương thì tinh thần mới là điều quan trọng, chúng tôi hy vọng bạn đọc sẽ luôn ủng hộ, theo dõi các tác phẩm này".
Gờ giữa đường
Trong thành công của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024, có đóng góp rất lớn của Hoàng Đức. Sự xuất sắc của tiền vệ nhạc trưởng này giúp lối chơi của đội bóng trong tay HLV Kim Sang-sik luôn ổn định. Dù vậy, Hoàng Đức không thể tham dự SEA Games 33 diễn ra cuối năm nay, do anh đã quá độ tuổi 22. Đội U.22 Việt Nam vì thế cần tìm kiếm một cầu thủ khác, sắm vai nhạc trưởng thay Hoàng Đức tại đại hội thể thao Đông Nam Á. Tín hiệu tích cực ở chỗ, trong lứa U.22 Việt Nam hiện nay, có vài gương mặt đủ triển vọng để sắm vai nhạc trưởng, như Nguyễn Thái Sơn, Khuất Văn Khang, Nguyễn Văn Trường. Điểm chung của 3 cầu thủ này là họ đều có kinh nghiệm khoác áo đội tuyển quốc gia, riêng Khuất Văn Khang là thành viên của đội tuyển Việt Nam vô địch AFF Cup 2024. Chi tiết đó có thể là yếu tố đảm bảo về mặt bản lĩnh của các cầu thủ nói trên, đảm bảo rằng họ có được sự chững chạc ở sân chơi SEA Games, một khi họ đã có kinh nghiệm khoác áo đội tuyển quốc gia.Một điểm chung nữa giữa các cầu thủ này, đó là họ đều có kỹ thuật từ khá đến tốt. Yếu tố kỹ thuật là yếu tố rất cần thiết với 1 cầu thủ giữ vai trò nhạc trưởng. Hoàng Đức tại AFF Cup 2024 là một ví dụ điển hình, lối chơi thiên về kỹ thuật của Hoàng Đức khiến đối thủ rất khó lấy bóng trong chân anh, từ đó giúp đội tuyển Việt Nam kiểm soát được bóng, giữ được nhịp thi đấu, duy trì được tính ổn định về mặt đội hình. Khuất Văn Khang từng là nhạc trưởng của đội tuyển U.20 Việt Nam, tại giải U.20 châu Á 2023. Thời gian gần đây Khuất Văn Khang thường được HLV Kim Sang-sik kéo sang thi đấu bên cánh trái. Dù vậy, khi cần, ông Kim Sang-sik hoàn toàn có thể điều cầu thủ này đá ở trục giữa, điều tiết lối chơi cho toàn đội.Với Nguyễn Thái Sơn, anh quen thi đấu với vị trí lùi thấp ở tuyến giữa. Đấy là lợi thế đáng kể của cầu thủ này, nếu anh sắm vai nhạc trưởng của đội tuyển Việt Nam. Khi chơi thấp ở hàng tiền vệ, Thái Sơn có điều kiện quan sát đối thủ và quan sát các đồng đội xung quanh mình, từ đó anh sẽ đưa ra những quyết định, những pha xử lý phù hợp với diễn biến trận đấu.Nhân vật khác là Nguyễn Văn Trường. Lâu nay, Nguyễn Văn Trường quen chơi với vị trí tiền vệ tấn công, thậm chí tiền đạo lùi. Để sắm vai nhạc trưởng, Nguyễn Văn Trường cần thi đấu thấp hơn trong sơ đồ chiến thuật của HLV Kim Sang-sik, như cách Hoàng Đức từng "hy sinh" vai trò tiền vệ tấn công, để đá lùi hẳn xuống vị trí khá thấp ở hàng tiền vệ tại AFF Cup, trước khi Hoàng Đức hoàn thành vai trò nhạc trưởng.Tin rằng ở thời điểm thích hợp, HLV Kim Sang-sik sẽ có những tính toán thích hợp cho những nhân sự mà ông có trong tay. Nguyễn Văn Trường có một đặc điểm khá giống với Hoàng Đức, đó là Nguyễn Văn Trường sở hữu thể hình rất lý tưởng (cao 1,82 m). Anh là cầu thủ có thể hình tốt nhất trong số các tiền vệ tấn công thuộc lứa U.22 Việt Nam hiện nay, tức là Nguyễn Văn Trường có lợi hơn nhiều cầu thủ khác ở khả năng va chạm và khả năng che chắn bóng, giống Hoàng Đức. Biết đâu, khi được điều chỉnh xuống chơi ở vị trí mới, Văn Trường sẽ phát huy hiệu quả cao.Thời gian vẫn còn cho đội U.22 Việt Nam, để toàn đội thực hiện các thử nghiệm, trước khi hoàn tất những điều chỉnh về mặt nhân sự và lối chơi, tìm ra nhân vật phù hợp nhất với vai trò nhạc trưởng, rồi chinh phục ngôi vô địch nội dung bóng đá nam SEA Games 33.